-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sự Khác Biệt Giữa Điện Mặt Trời On-grid, Off-grid và Hybrid
Ngày 19/09/2021
Bình luận (0)
Sự khác biệt giữa điện mặt trời on grid, off grid, hybrid
Hầu hế tất cả các hệ thống điện mặt trời đều hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản giống nhau. Các tấm pin mặt trời tiếp nhận và chuyển đổi năng lượng mặt trời hoặc ánh sáng mặt trời thành điện một chiều. Bằng cách sử dụng hiệu ứng quang điện (PV).
Sau đó, nguồn điện một chiều DC có thể được lưu trữ ở các ngân hàng pin; hoặc được biến đổi bằng bộ biến tần năng lượng mặt trời thành điện xoay chiều AC. Để có thể được sử dụng để chạy các thiết bị điện gia dụng.
Tùy thuộc vào hệ thống năng lượng điện mặt trời mà bạn có thể sử dụng điện dư thừa đưa vào lưới điện. Để có thể bán lấy chi phí sinh hoạt hoặc chuyển đến nói lưu trữ khác nhau sử dụng.
Có bao nhiệu hệ thống điện mặt trời chính
Về cơ bản thì có ba loại hệ thống điện mặt trời chính đã được đưa vào vận hành.
1. Hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới ( on grid ) – còn được gọi là hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới hoặc nối lưới
2. Ngoài lưới ( off grid ) – còn được gọi là hệ thống điện độc lập (SAPS)
3. Hệ thống năng lượng mặt trời kết nối lưới điện với bộ lưu trữ pin ( hybrid )
Chi tiết về các hệ thống lưới điện mặt trời
1. Hệ Thống nối lưới ( on grid )
Điện mặt trời hòa lưới là một sự kết hợp giữa điện mặt trời và điện lưới của quốc gia. Các thiết bị điện hoạt động sẽ ưu tiên lấy dòng điện điện này sử dụng. Nếu không đủ điện cho các thiết bị điện trong gia đình thì có thể lấy điện từ lưới bổ sung vào. Ngược lại nếu điện từ hệ thống sản xuất còn dư thì có thể chuyển ngược lại lưới.
Đây là hệ thống điện mặt trời được lựa chọn phổ biến nhất vì các lý do sau:
- Hầu như ở đâu lưới điện quốc gia đã được kéo đến để đem đến cho người dân. Thuận tiện cho việc kế nối cũng như lắp điện mặt trời hòa lưới để tiết kiệm và có thêm chi phí từ việc bán điện.
- Có thể tiết kiệm được chi phí cho việc đầu tư bộ acquy lưu trữ. Cũng như khả năng ô nhiễm môi trường khi kết thúc vòng đời hoạt động.
Vì nói lưới nên việc điện lưới không còn thì hệ thống cũng tự ngưng hoạt động. Nhằm đảm bảo không có lượng điện nào được chuyển vào lưới gây nguy hiểm. Tuy vậy, việc sử dụng điện liên tục ngay cả điện lưới bị ngắt thì vẫn có giải pháp khác để sử dụng. Điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ để giữ lại phần năng lượng đã tạo ra và tái sử dụng khi mất điện.
2. Hệ Thống Off-Grid
Đây là hệ thống điện năng lượng mặt trời không nối lưới điện quốc gia. Do, đặc tính độc lập nên hệ thống này hoạt động tốt nơi chưa có điện lưới cũng như đảo xa, vùng sâu, vùng xa…
Về sơ đồ cấu tạo thì hệ thống này cần có pin hoặc bình acquy để lưu trữ điện sử dụng vào ban đem. Những ngày không có nắng hoặc những ngày mưa trong thời gian dài để sử dụng điện. Đồng thời quy mô lưu trữ phải lớn để có thể tạo đủ lượng điện cho nhu cầu sử dụng.
Chi phí sẽ khá cao nên tổng số tiền đầu tư pin – acquy và lựa chọn bộ điều khiển sạc MPPT – PWM cho từ hệ thống. Cho nên sẽ gấp đôi giá lắp đặt hệ thống nối điện lưới về phần linh kiện lắp đặt dự án.
Khi lắp hệ thống điện mặt trời độc lập sẽ tốn gấp đôi một hệ thống nối lưới về chi phí. Với hệ thống này sẽ dùng khá nhiều biến tần và bộ sạc điều khiển năng lượng tấm pin. Tại sao sử dụng biến tần năng lượng mặt trời thì bạn có thể tham khả bài viết trong trang. Do đó, gia đình cân nhắc lựa chọn các thiết bị phụ kiện lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trơi vừa đủ nhu cầu sử dụng là rất cần thiết.
3. Hệ Thống Hybrid
Đối với các hệ thống Hybrid kết hợp lưu trữ năng lượng mặt trời với nhiều dạng và cấu hình khác nhau. Do chi phí lưu trữ pin ngày càng giảm, các hệ thống đã được kết nối với lưới điện cũng có thể bắt đầu việc lưu trữ pin. Việc này có nghĩa là năng lượng tạo ra ban ngày sẽ được sử dụng vào ban đem. Khi năng lượng dự trữ dần cạn kệt sẽ sử dụng nguồn điện dự phòng từ lưới điện.
So sánh 3 hệ điện mặt trời On-grid, Off-grid và Hybrid
Dưới đây là bản so sánh sự khác biệt giữa điện mặt trời On-grid, off-grid và hybrid. Để có thể giúp gia đình hiểu rõ hơn về các hệ thống năng lượng từ mặt trơi và hoạt động của nó.
ON-GRID |
OFF-GRID |
HYBRID |
|
Đặc điểm |
|
|
|
Chi phí đầu tư | Thấp nhất | Chi phí cao ( mua thêm bình ắc quy hoặc pin để lưu trữ điện) | Chi phí cao ( nhưng vẫn rẻ hơn về hệ thống off-grid ) |
Đối tượng phù hợp |
|
|
|
Mỗi kiểu hệ thống điều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, gia đình cần xem xét trước khi quyết định để có thể lựa chọn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nào hiện này. Cũng như các chi phí đầu tư và các phụ kiện cần tìm hiểu thông tin để lựa chọn lắp đặt dự án.